Cây Chó Đẻ (Diệp hạ châu) khô
- Tên Khoa Học: Phyllathus urinaria L
- Họ: Thầu Dầu ( Euphorbiaceae )
- Bộ Phận dùng: Toàn thân bỏ rễ dùng tươi hoặc sấy khô
- Thành Phần Hoá Học:
Cây chó đẻ chứa: Phyllathus urinaria nhiều chất thuộc các nhóm hoá học
Flavonoid: Kaempferol, quercetin, rutin
Triterpen, Tanin, phenol, acid hữu cơ, các thành phần hoá học khác...
Uses:
1. Chữa nhọt độc, sưng đau
Dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).
2. Chữa bị thương, vết đứt chảy máu
Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).
![]() |
Cây chó đẻ hay còn gọi là cây diệp hạ châu, chó đẻ răng cưa, trân châu thảo. |
3. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước
Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
4. Chữa lở loét thối thịt không liền miệng
Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).
5. Chữa trẻ em tưa lưỡi
Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).
6. Sản hậu ứ huyết
Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).
Dùng 20g Chó đẻ thân xanh đem sao khô, sắc nước ba lần, mỗi lần ba bát nước, cô lại còn một bát, pha đường ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn lần, uống hết trong một ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-), khỏi bệnh, thì ngừng uống thuốc.
8. Chữa xơ gan cổ trướng
Dùng 100g Chó đẻ đắng sao khô, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình trong vòng 40 ngày, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…).